fbpx

Niềng răng xong có phải đeo hàm duy trì không?

Niềng răng chỉnh nha là một quyết định khá khó khăn bởi để có thể đạt được kết quả như mong đợi thì cần phải trải qua một quá trình điều trị dài ngày do Bác sỹ chỉ định và sau khi kết thúc giai đoạn điều trị chỉnh nha với mắc cài, hàm duy trì luôn được các Nha sỹ khuyên bệnh nhân sử dụng.

Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Hàm duy trì là khí cụ trong Chỉnh Nha được Bác sỹ chỉ định bệnh nhân sử dụng sau khi quá trình Niềng răng hoàn tất. Hàm duy trì thường có 2 dạng : Hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Nhiều bệnh nhân sau khi tháo mắc cài thường chủ quan không đeo hàm duy trì dẫn đến tình trạng răng mau chóng bị xô lệch, tái phát như vị trí ban đầu.

Hàm duy trì có tác dụng như thế nào?

Hàm duy trì không phải tự nhiên được sinh ra và góp sức trong hành trình hoàn thiện bản thân của những người niềng răng. Trong suốt quá trình niềng răng, hàm răng của người bệnh sẽ phải chịu một lực xiết của dây cung. Khi đó răng và xương hàm rất nhạy cảm, yếu hơn mức bình thường, răng vẫn chưa thể ổn định ở trong xương ổ răng.

Lúc này, để răng được bảo vệ sau khi tiến hành niềng trong các hoạt động nhai, ăn uống hàng ngày sẽ cần tới những chiếc hàm duy trì. Hàm duy trì có tác dụng tránh răng bị xô lệch ra khỏi vị trí mới, làm hỏng đi một hàm răng đẹp đã được điều chỉnh.

Ngoài ra, thời điểm sử dụng hàm duy trì cũng chính là thời điểm người bệnh đã tháo mắc cài. Đây là thời điểm hàm răng đã trở nên đều đặn hơn, tỷ lệ khớp cắn chuẩn hơn, thẩm mỹ hơn nhưng hàm lại chưa được ổn định ở vị trí mới. Vì vậy, vai trò của hàm duy trì sau khi niềng đặc biệt quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Hàm duy trì có mấy loại?

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định được làm bằng dây thép sẽ được cố định vào mặt trong của các răng cửa số 1, 2, 3 bằng vật liệu composite. Do hàm được thiết kế gắn cố định vào răng nên bạn sẽ không thể tháo chúng ra được mà phải tới gặp các bác sỹ tại các Phòng Khám Nha Khoa Niềng răng.

Hàm duy trì có thể tháo lắp

Loại hàm này cũng được thiết kế bằng vật liệu kim loại và có thể tháo lắp dễ dàng như hàm nhựa trong suốt. Với loại hàm duy trì này sẽ được kết cấu các dây kim loại khá chắc chắn đảm bảo khả năng giữ đúng vị trí hàm răng tốt.

Thời gian đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm sau khi niềng răng. Sau thời gian Niềng răng việc đeo hàm duy trì trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Với những trường hợp xương hàm và răng không được khỏe mạnh, phục hồi lâu thì thời gian phải đeo hàm duy trì sẽ là lâu hơn, có thể là 6 tháng.
  • Còn với những trường hợp mà răng và hàm người bệnh khỏe mạnh, hồi phục nhanh thì thời gian đeo hàm duy trì có thể từ 1-3 tháng.
  • Những trường hợp người bệnh có một hàm răng yếu thì thời gian đeo hàm duy trì có thể lâu hơn, thậm chí là cả đời để đảm bảo răng không bị chạy sau khi đã niềng răng.

Cách sử dụng hàm duy trì sau khi niềng?

Việc chăm sóc hàm duy trì cần được thực hiện theo những lưu ý sau:

  • Trong 6 tháng đầu tiên sau khi niềng răng, bạn không nên tháo hàm duy trì ra quá 12 giờ đồng hồ
  • Có thể tháo hàm duy trì khi ăn hay khi chơi các trò chơi thể thao dưới nước.
  • Vệ sinh hàm duy trì bằng kem đánh răng chuyên dụng
  • Hàm duy trì cần được bảo quản trong hộp, khay chuyên dụng.

Trả lời