fbpx

Những điều cần biết khi niềng răng hô

Niềng răng hô – một trong những phương pháp chỉnh nha giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Vậy khi niềng răng hô cần biết những điều gì?

“Cái răng cái tóc là góc con người” nói lên tầm quan trọng của hàm răng và nó là một vẻ đẹp tiềm ẩn của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một hàm răng đều, đẹp, trắng sáng. Và niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn, được mọi người lựa chọn hiện nay.

Trường hợp nào phải nhổ răng khi niềng răng hô?

Ở người trưởng thành, xương hàm đã phát triển ổn định, số răng vĩnh viễn cũng đã mọc đủ nên thường không còn nhiều khoảng trống. Hơn nữa, bản chất của niềng răng là sử dụng lực kéo để di chuyển răng về vị trí mong muốn nên việc nhổ răng là điều tất yếu và vô cùng cần tiết để tạo khoảng trống cho răng.

Ngoài ra, đối với những người bị hô nặng thì việc nhổ răng là một chỉ định bắt buộc bởi lúc này phương pháp mài răng không thể nào áp dụng được.

Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Mục đích chính của việc nhổ răng chính là tạo ra khoảng trống trên cung hàm để các răng di chuyển vào vị trí mong muốn. Vì vậy, niềng răng hô không nhổ răng là điều rất khó có thể thực hiện được.

Bên cạnh đó, niềng răng hô có phải nhổ răng hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong trường hợp bị hô và muốn biết cụ thể trường hợp của bạn niềng răng hô có phải nhổ răng không thì tốt nhất bạn nên tìm đến những nha khoa thẩm mỹ ở Hà Nội như Han Dental chẳng hạn để bác sĩ thăm khám, chụp X-quang, theo dõi tình trạng răng miệng mới có thể đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Quy trình niềng răng hô đạt chuẩn

Đối với những trường hợp được bác sĩ chỉ định niềng răng hô, các bạn sẽ được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Thăm khám tình trạng răng miệng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám xem tình trạng xương ổ, xương hàm, chân răng của bạn như thế nào để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Sau khi có được những thông số, kết quả đã thu được ở bước 1, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể, tính toán hướng di chuyển cho răng theo từng giai đoạn sau khi gắn mắc cài, tính toán thời điểm nào sẽ tăng lực xiết,…

Bước 3: Gắn mắc cài niềng răng và tăng lực xiết

Với phác đồ điều trị cụ thể, bệnh nhân sẽ được gắn mắc cài lên răng. Sau đó sẽ được tăng lực xiết phù hợp với từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn đầu để người bệnh không cảm thấy khó chịu khi đeo mắc cài.

Bước 4: Theo dõi sự di chuyển của răng

Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để theo dõi quá trình niềng răng thẩm mỹ cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu hay đau nhức thì nên thông báo cho bác sĩ ngay để kịp thời điều chỉnh.

Bước 5: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì

Sau một thời gian đeo mắc cài, răng đã di chuyển đều đặn, thẳng hàng và thẩm mỹ nhất, bác sĩ sẽ tháo mắc cài cho bạn và thiết kế hàm duy trì để đeo cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 6: Kết thúc điều trị

Nếu bác sĩ nhận thấy các răng và xương hàm đã được ổn định hoàn toàn sẽ chỉ định cho bệnh nhân bỏ khay định hình để kết thúc quy trình niềng răng hô.

Tóm lại, để có được hàm răng đều, đẹp sau khi niềng răng hô bạn nên tìm đến những địa chỉ niềng răng uy tín và tuân thủ những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sau khi niềng nhé.

Trả lời